1.Hiệu chuẩn, Kiểm định phương tiện đo:
1.1 Hiệu chuẩn là gì?
Hiệu chuẩn là: kiểm tra máy móc/ thiết bị nhằm đảm bảo các chức năng của máy móc/ thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu của nhà sản xuất.
Theo Luật Đo Lường – 04/ 2011/QH13 thì:
” Hiệu chuẩn: là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo”.
♦ Mỗi thiết bị đều có thông số kỹ thuật, chức năng hoạt động mà NSX đưa ra, thì hiệu chuẩn là kiểm tra lại chức năng hoạt động, thông số kỹ thuật của thiết bị xem có còn trong phạm vi cho phép của NSX đưa ra hay không.
1.2 Kiểm định là gì?
Kiểm định là: việc xác định xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan nhà nước xác định là đạt hay khộng đạt. Kiểm định mang tính bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ”. Kết quả đo sau khi kiểm định được thể hiện bằng Tem hoặc Giấy chứng nhận kiểm định.
1.3 Bản chất của Hiệu chuẩn và Kiểm định
Bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định là giống nhau, tức là so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và đặc trưng kỹ thuật đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.
2. Các phương tiện đo nào thì áp dụng hình thức kiểm định, các phương tiện đo nào thì áp dụng hình thức hiệu chuẩn?
Kiểm định và hiệu chuẩn chỉ tiến hành đồng thời đối với một số thiết bị đo lường.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định thì phải đăng ký kiểm định theo các chế độ kiểm định qui định tại Pháp lệnh đo lường. Danh mục phương tiện đo phải kiểm định được ban hành kèm theo quyết định số 13/3007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Kiểm định bao gồm: các phương tiện đo có liên quan đến việc xác định lượng hàng hóa khi mua bán, giao nhận; liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và môi trường; liên quan đến việc giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác của Nhà nước ( ví dụ: thiệt bị Cân điện tử của người bán hàng: tiệm vàng; Đồng hồ đo xăng; Đồng hồ tính cước taxi; Nồi hơi; Máy đo điện tim, Máy đo điện não…) Hiệu chuẩn được thực hiện đối với các phương tiện đo trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu KHCN, quản lý chất lượng…không nằm trong phạm vi của QĐ13/2007.
⇒ Dựa vào nhu cầu, mục đích sử dụng của đơn vị, yêu cầu của ISO, yêu cầu của nhà Audit, yêu cầu của khách hàng để ta biết được thiết bị của mình phải đem đi Hiệu chuẩn hay Kiểm định.
3. Tại sao cần phải hiệu chuẩn máy móc/ thiết bị?
- Hiệu chuẩn nhằm:
+ Duy trì các gía trị của hệ thống chuẩn cũng như hệ thống các phương tiện đo đang được sử dụng, sự liên kết của chúng với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác của phép đo.
+ Xác định sai số của phương tiện đo từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo.
+ Đảm bảo sự tin cậy của phương tiện đo đối với các kết quả đo.
+ Xác định được độ không đảm bảo đo của phương tiện đo.
+ Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện đo.
+ Phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.
4. Tổ chức, cơ quan nào ở Việt Nam thực hiện việc hiệu chuẩn máy móc/ thiết bị?
Các cơ quan được sự cấp phép của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp phép, trong đó có Trung tâm Đo lường Công nghiệp Việt Nam (IMC)
5. Tiêu chuẩn nào được áp dụng khi hiệu chuẩn máy móc/ thiết bị?
Tất cả các máy móc/ thiết bị khi hiệu chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn, chứng chỉ ISO/IEC17025:2005.
6. Công nhận là gì?
Công nhận là sự bảo đảm của tổ chức thứ ba, công nhận cho một đơn vị, cơ quan, công ty có năng lực thực hiện việc hiệu chuẩn.
7. Tồ chức công nhận là gì?
Các tổ chức công nhận có quyền cấp chứng nhận như là: ILAC-MRA, ISO International (USA-NQA), NIST Traceable, TUV (Đức), A2LA (Mỹ), ANAB (Mỹ), APLAC (Châu Á), STAMEQ & VILAS (Việt Nam).